Gom Su Bat Trang

Các vật dụng cần thiết trên ban thờ gia tiên

Bàn thờ gia tiên là yếu tố quan trọng, cần thiết trong mỗi gia đình. Bàn thờ gia tiên được ví như “thế giới thu nhỏ” của những người đã khuất. Tại đây người dương thường liên hệ với người đã khuất và cầu mong người đã yên nghỉ nơi chín suối phù hộ, độ trì để gia chủ sức khỏe luôn gặp may mắn và tài lộc. Chính vì vậy việc bài trí trên bàn thờ gia tiên rất quan trọng.

Mỗi vùng, mỗi địa phương đều có cách bày trí, sắp xếp bàn thờ gia tiên khác nhau. Tuy nhiên  các vật dụng nhất thiết không thể thiếu  trên ban thờ gia biên bao gồm:

Bát hương
 
Bộ bát hương ở giữa thường  lớn nhất để thờ Phật với mong muốn cầu cho gia đình bình an, thư thái cho gia chủ, giúp gia chủ tránh được các tai ương, các nghiệp chướng trên cõi đời.
 

Bát hương Rồng nổi - men rạn cổ - đường kính 22


Chân bát hương - men rạn cổ - đắp nổi - đường kính 22cm



Một bát hương để thờ Thần. Có rất nhiều vị thần được thờ như thổ công, thần tài, thần lộc,..Với cầu mong cho gia chủ được tài lộc, làm ăn thịnh vượng và yên ấm trong mọi công việc làm ăn.
 
Bộ đồ bát hương còn lại là thờ tổ tiên, những người đã khuất. Với mong muốn gia tiên phù hộ, dõi theo những bước đi trong cuộc sống để soi đường, chỉ lối để gia chủ đi đúng hướng, làm những điều hay lẽ phải.
 
Tuy nhiên theo quan niệm của cổ nhân thông thường thờ phật và gia tiên có thể thờ chung một loại bát hương. Bát hương thứ ba là thờ bà Cô Tổ - đây là bà cô ở giữa thần và gia tiên. Chính vì vậy bàn thờ gia tiên bao giờ cũng phải có ít nhất 3 bát hương là vì lẽ đó.
 

Bát hương - liền chân - Rồng nổi - men rạn cổ - ∅ 28cm
Bát hương: nên mua đồ bát hương Bát tràng, đẹp, bền mà có thổ không nên dùng bát hương Tàu. Tối kỵ dùng bát hương màu Vàng thờ gia tiên vì màu vàng là màu hoàng đế chỉ dành thờ quan, thần hoặc các vị thời trước có tước vị trong hoàng tộc.

Cây vàng khối: là vàng mã có đủ 5 màu dành cho bàn thờ gia tiên nên dùng màu xanh, đỏ, mua về bọc băng dính lại cẩn thận ( băng dính trắng để thờ được lâu). Và cây đặt bên trái bát hương( tính theo hướng bàn thờ) phải cao hơn cây bên phải vì: Tả Thanh Long ( cây màu xanh ) – Hữu bạch Hổ- có câu ca rằng: Thà cho Long cao ngàn trượng chứ không để hổ ngẩng cao đầu.
 
- Lọ lộc bình sứ :
 
Thường được đặt ở bên trái, dùng để cắm hoa tươi hoặc hoa giả hay hoa sen đúc bằng đồng. Tuy nhiên cũng có thể sử dụng hai lọ lộc bình đối xứng hai bên để cắm cành lộc và cắm hoa.


Lọ lộc bình tứ linh (Long Li Quy Phượng) cao 1.55m men rạn cổ
 


Lọ miệng loe Rồng nổi - men rạn cổ - cao 32 cm
- Di ảnh thờ:
 
Nếu như gia chủ có người thân bố mẹ  không còn thì cần phải có di ảnh thờ. Di ảnh thờ có thể sử dụng ảnh đóng khung hoặc đúc tượng bằng đồng đều được. Điều này tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình để lựa chọn di ảnh thờ.
 
 - Ngai chén thờ:
 
Để tưởng nhớ những người đã khuất trong những mâm cỗ trước bát hương luôn có kỷ ngai chén đựng nước sạch và đựng rượu. Với họa tiết hoa văn cuốn thư thể hiện cho sự tri thức, sự cao sang phú quý và vĩnh cửu. Kỷ ngai với hoa văn mặt nguyệt mang lại điềm lành, hạnh phúc và chứa đựng nguồn sống bất tử.
 

Kỷ 5 chén cuốn thư - men rạn nổi

Thông thường cách bày bàn thờ gia tiên ngai chén thờ với số chén là lẻ chứ không dùng chẵn. Ngai chén thờ dùng để đựng chén nước và rượu hoặc một trong hai thứ đó.
 
- Mâm bồng:
 
Mâm bồng là một trong bộ ba đồ thờ cúng không thể thiếu trên ban thờ của người Việt cùng với Bát hương, đèn dầu. Bát hương là nơi ngự của các vị thần thánh, tổ tiên thì mâm bồng là đồ thờ cúng nơi dâng các lễ vật lên các thần thánh, tổ tiên..
 
Ngày nay mâm bồng có thể được chế tác bằng nhiều nguyên liệu khác nhau như mâm bồng bằng nhựa, bằng đồng, bằng gốm sứ. Nhưng đúng với tâm linh văn hóa việt thì mâm bồng bằng gốm sứ là truyền thống với giá trị vẫn đang được lưu truyền.



Mâm bồng Rồng Phượng - men rạn cổ - đường kính 35 cm
 
- Đèn dầu hoặc chân nến:
 
Mỗi khi thắp hương cần thắp đèn dầu hoặc nến để mong gia tiên phù hộ và về sum họp với gia đình. Sau khi hương cháy hết chúng ta có thể tắt đèn hoặc nến đi.

Đèn dầu cuốn thư số 2 - men rạn cổ - cao 30 cm

Đèn tiêu biểu cho nhẫn nhục, vì nhẫn nhục thì chuyển lửa hận làm ánh đại quang minh. Nhìn chung đèn trí tuệ vốn do tâm tạo, đường lành dữ đều vào Phật duyên, cậy nhờ bí mật gia trì, bèn khiến quang minh soi thấu.
 
Trong cõi u minh hiện bầu trời quang đãng, trước đài hoa thơm hiện ra chân tướng niết bàn. Phật quang vừa chiếu địa ngục tối lui, thắp lên ngọn đèn trí tuệ cháy mãi không cùng, tiêu trừ nghiệp chướng, ba đường dứt hẳn, mau chứng quả vị bốn hiền. Đó là công đức và ý nghĩa của thắp đèn dầu trên ban thờ.
 
- Chóe bầy:
 
Với ý nghĩa về phong thủy chóe tượng trưng cho hũ gạo, hũ vàng , hũ bạc...của các gia đình gàu có thời xa xưa. Chóe bầy trong mỗi gia đình không những tạo nên vẻ đẹp cao sang mà còn mang ý nghĩa mong muốn cuộc sống giàu sang, phú quý.


Chóe cúng Rồng nổi số 2 - men rạn cổ - cao 32 cm
 
- Lọ đựng hương: đặt bên phải bàn thờ, làm bằng gốm…


Ống hương Rồng nổi - men rạn cổ - cao 19 cm - đường kính 8 cm

Bàn thờ gia tiên hay bất kì bàn thờ nào cũng vậy tùy những điều kiện và thời kì khác nhau thì giá trị vật chất của những vật thờ khác nhau nhưng một bàn thờ đúng luôn phải tuôn thủ những quy định trên.

  • Hỗ trợ khách hàng x
  •  

    Họ tên (*)

    Email

    Điện thoại (*)

    Nội dung (*)