Bàn thờ Thần Tài, Ông Địa thường ở một góc nhà, ở dưới
đất, trước cửa ra vào để nghênh tiếp tài lộc.
Bàn thờ Thần Tài,
Ông Địa là một chiếc khám nhỏ, sơn son thếp vàng, hoặc là chiếc thùng gỗ
dán giấy đỏ xung quanh. Phía trong khám dán bài vị của Thần tài, Ông
Địa được viết trên giấy đỏ, mực viết bằng kim nhũ.
Người ta không
chỉ cúng 2 ông vào ngày Tết, mà cúng quanh năm, nhất là những gia đình
chuyên nghề buôn bán, kinh doanh thì người ta tin rằng chỉ khi nào lo
cho các vị thần này chu đáo hàng ngày thì mới được các Thần phù hộ làm
ăn thuận lợi “tiền vào như nước”. Sáng sớm khi mở cửa bán hàng hoặc kinh
doanh, người ta thường thắp hương cầu khẩn Thần Tài “phù hộ” cho họ mua
may bán đắt, cúng cho Ông Địa một ly cà phê đen kèm theo một điếu thuốc
để ông “độ” cho trong ấm ngoài êm, sơn son thiếp vàng, phía trong khảm
hoặc dán bài vị của Thần Tài.
Thần Tài - Ông Địa là một cặp thờ tuy
về hình chỉ có 1 ông Địa và 1 Thần tài, nhưng mỗi một vị như vậy là đại
diện cho 5 người. Về Thần Tài có : Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch
Thần Tài, Xích Thần Tài Và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt. Còn ông Địa
cũng có 5 ông : Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương
Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế.
Khi đã lập bàn thờ Thần Tài, Ông Địa thì nhất thiết phải có những vật dụng sau:
Tượng Thần tài, Ông Địa bằng sứ
Trên
bàn thờ Thần tài, Ông Địa nhất định phải có tượng Thần tài, Ông Địa
bằng sứ để thờ, không cần bài vị. Bạn có thể bài trí, từ ngoài nhìn vào
bên trái là ông Thần tài, bên phải là Ông Địa .
Tượng Thần Tài - Thổ Địa cao 27cm
Phật Di Lặc
Bên trên bàn thờ Thần Tài, có
thể đặt thêm tượng Phật Di Lặc. Di Lặc Phật Vương sẽ quản lý và ngăn
chặn các vị thần làm điều sai trái.
Tượng Di lặc cưỡi Rồng - men rạn - cao 70cm
Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy
Thông
thường, ở giữa Thần tài, Ông Địa người ta thường để một hũ gạo, một hũ
muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay.
Chóe mini Rồng nổi số 5 - men rạn cổ - cao 16 cm
Chóe cúng Rồng nổi số 2 - men rạn cổ - cao 32 cm
Bát nhang được keo cố định
Giữa bàn thờ Thần tài, Ông
Địa là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải theo một số thủ tục
nhất định. Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, các bạn nên
dùng keo 502 dán chết bát nhang xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê
dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang, mọi chuyện trở nên không tốt
cho việc làm ăn của gia chủ.
Bát hương Rồng nổi - men rạn cổ - đường kính 18 - cao 16 cm
Lọ hoa tuơi như cúc, hồng, đồng tiền
Theo
nguyên lý “Đông Bình – Tây Quả”, các bạn đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa
trái cây bên tay trái nhìn từ ngoài vào. Thường nên cắm hoa hồng, hoa
cúc, hoa đồng tiền để trên bàn thờ Thần tài, Ông Địa. Tuyệt đối tránh để
hoa giả, hoa khô héo.
Lọ miệng loe Rồng nổi - men rạn cổ - cao 32 cm Đĩa trái cây ngũ quả
Trái
cây thờ Thần tài, Ông Địa nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây). Bạn có thể
thắp hương hoa quả, trái cây hàng ngày hoặc vào các ngày mùng 1, rằm
hàng tháng.
Mâm bồng Rồng Phượng - men rạn cổ - đường kính 19 cm
Khay xếp 5 chén nước hình chữ Nhất
Thường
ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng, người ta có một cái khay xếp 5 chén nước
hình chữ Nhất. Bạn nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập,
tượng trưng cho ngũ phương , và cũng là tương trưng cho Ngũ Hành phát
sinh phát triển.
Kỷ 5 chén cuốn thư - men rạn nổi
Ông Cóc
Thờ Thần tài, Ông Địa mỗi gia đình nên có thêm Ông Cóc để bên trái (Từ ngoài nhìn vào). Sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào.
Tượng Cóc thần tài - men rạn cổ - cao 25cm
Tô sứ đẹp, đổ đầy nước và hoa tươi trải trên mặt nước
Ngoài
cùng trên mặt đất, các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng,
đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước cái này làm Minh
Đường Tụ Thủy – Một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi.