Gom Su Bat Trang

Cách bố trí nội thất nhà thờ họ rước tài lộc, phú quý

Khác với bàn thờ gia tiên thông thường thì bàn thờ tổ ngoài bàn thờ chính thì còn các loại bàn thờ phụ thờ Chi, vọng, bàn thờ Bà Cô Ông Mãnh, bàn thờ cho Người mới mất,…Vậy bố trí nội thất bên trong nhà thờ họ như thế nào cho đúng chuẩn phong thủy ?

Nhà thờ họ còn mang tới ý nghĩa văn hóa tinh thần và tâm linh sâu sắc bởi đây vừa là nơi thực hiện các nghi lễ để thờ cúng tổ tiên của cả dòng tộc vừa là nơi để con cháu trong dòng tộc họp hành, gặp gỡ nhau.

Nội thất  bên trong nhà thờ họ bao gồm bàn thờ tổ, Chiếc y môn, Đèn treo, Thần chủ, Gia Phả, Hoành phi.

1Bàn thờ tổ gồm hai lớp

Lớp trong

  •          Chiếc rương thật lớn, cao khoảng 1m, dài và rộng 2m. Mặt trước gồm ba ô, mỗi ô khắc một chữ đại tự. Đôi khi, chiếc rương được thay bằng chiếc bàn to, kê trên 2 chiếc mễ (1m).
  •          Có 2 chiếc mâm đặt phía trong bàn thờ. Mâm to đựng cỗ, mâm bé bày hương hoa trong ngày giỗ. Chiếc thứ 2 phải bé hơn chiếc thứ 1.
  •          Có một chiếc thần chủ đặt trong khám thờ kê trên chiếc bệ. Có thể thay thế bằng chiếc ngai (chiếc ỷ) để tổ tiên thuộc hàng cao có thể kiểm soát con cháu thờ cúng.
  •          Trước thần chủ thường có đĩa đựng trầu cau, 3 ly nước lã trong, chén (hoặc bình) rượu nhỏ, đĩa đồng hoặc sứ đặt 2 bên để đặt hoa quả, thức ăn để thờ…
  •          Bên trong đặt bài vị của tổ tiên bằng sứ, có thể thay thế bằng ảnh chân dung người mất được treo lên tường sau hoặc đặt trên mặt bàn thờ

Bàn thờ họ lớp Trong được ngăn với lớp ngoài bởi: Cửa Võng – Đại Tự – Câu Đối 

Lớp ngoài Bàn thờ họ được ngăn cách với không gian chung bởi: Cửa Võng – Cuốn Thư – Câu Đối

>>>Mua đồ thờ cho nhà thờ họ ở đâu chất lượng tốt nhất?

Lớp ngoài

  •  Hương án thật cao
  •   Bát  hương lớn bằng sứ, trong đó có để tro nếp  ở trong, ở giữa cắm trụ sắt cao để đặt hương vòng.
  •   Hai bên có 2 cây đèn, bật khi cúng lễ
  •   Hai cây chân nến để thắp nến, có thể thay thế bằng 2 con hạc sứ.
  •   Có thể trang trí thêm đồ vật như  hoành phi, câu đối… vào chính giữa bàn thờ hoặc hai bên.

Chiếc y môn

Y môn là bức màn vải đỏ, dùng làm bức màn ngăn cách lớp bàn thờ bên ngoài và lớp bàn thờ bên trong. Y môn gồm hai cảnh, xung quanh có theeo, được treo thõng xuống che kín lớp bàn trong. Y môn có thể làm bằng nhiễu, the hoặc vải màu đỏ. Trên cùng y môn có một dải lụa hoặc nhung the mầu băng ngang. Trên lớp băng ngang thường được thêu hoặc dán chữ đại tự.

Hướng và thế đất chuẩn phong thủy khi xây dựng nhà thờ (nguồn: vietnamarch)
Hướng và thế đất chuẩn phong thủy khi xây dựng nhà thờ (nguồn: vietnamarch)

Đèn treo

Người ta thường treo trước y môn một chiếc đèn, dân gian gọi là tự đăng. Vào dịp giõ tết, chiếc đèn này được thắp suốt ngày đêm. Bởi người xưa cho rằng trong những ngày này, hương hồn những người đã khuất luôn ngự trị trên bàn thờ. Và ngọn đèn tượng trưng cho sự hiện diện của tổ tiên.

Đèn treo ngày xưa thường là một đĩa dầu lạc hay dầu vừng… được đặt trong một chiếc đèn lồng, sau là đèn ba dây thắp dầu lửa. Ngày nay, phần lớn người ta dùng đen điện hoặc nến.

Thần chủ

Trên bàn thờ tổ của một dòng họ bao giờ cúng có riêng một thần chủ, thần chủ này được thờ  phụng mãi mãi. Đối với những gia đình giàu sang, mướn lập bàn thờ tại gia, lập thần chủ để thờ thì phải có đủ thần chủ của cụ kỵ, ông cha, tức là cao, tằng, tổ khảo. Thần chủ làm bằng gỗ táu (gỗ của loại cây sống ngàn năm), dài khoảng hai phân rưỡi, ở giữa đề tên họ, chức tước, còn hai bên ghi ngày giờ sinh, tử của tôt tiên.


Thần chủ thường được để trong long khám, khi nào cúng giỗ thì mới mở ra. Thần chủ chỉ để thờ 4 đời trở xuống. Sang đời thứ 5, thần chủ của cao tổ được mai đi và nâng bậc tằng này gọi là Ngũ, đại mai thần chủ, nghĩa là thần chủ sang đời thứ năm được chôn đi.

Gia Phả

Bất cứ nhà thờ nào trước đây đều cất giữ cuốn sổ ghi chép thế thứ trước sau của tổ tiên, và các thế hệ nối tiếp từ đời này qua đời khác. Cuốn sổ đó được gọi là cuốc gia phả. Sổ gia phả ngày xưa được dùng bằng giấy sắc, viết rất rõ ràng, nắn nót để tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên, thường được đặt trong khám hoặc trong một lớp riêng để trên bàn thờ. Những dòng họ to, gia phả được chép hoặc in sao thành nhiều bản cho mỗi chi họ một bản để con cháu hiểu rõ về tổ tiên mình.

Trong gia phả, mỗi vị tổ tiên đều được ghi những dòng trích ngang, ngày tháng sinh tử, tên họ, chức tước, có khi còn ghi cả tính tình, sở thích của các vị lúc sinh thời. trong đó còn ghi rõ vị nào tên gì, sinh ra những ai, ngành trưởng, ngành thứ là những ai.

Trong gia phả ghi chép đầy đủ cả công trạng của tổ tiên, sinh ở đâu, táng ở đâu, được nơi nào thờ phụng làm phúc thần hay thành hoàng làng đối với những người đã từng là công thần, có công với dân với nước.


Với sự tư vấn nhiệt tình và bán hàng có tâm,Chúng tôi hy vọng sản phẩm tâm linh  của Phúc Gia tiên sẽ làm hài lòng quý khách,dù là khách hàng khó tính nhất .
  • Hỗ trợ khách hàng x
  •  

    Họ tên (*)

    Email

    Điện thoại (*)

    Nội dung (*)