Gom Su Bat Trang

Cách sắp xếp 11+ đồ thờ cúng trên ban thờ thần tài, thổ địa

Thần tài thổ địa là 2 vị thần cai quản tài lộc, đất đai hỗ trợ gia chủ trong công việc kinh doanh. Ban thần tài cần những gì, cách sắp xếp và thờ cúng ra sao. Hãy cùng gốm Phúc Gia Tiên tìm hiểu các thông tin từ A-Z về ban thờ thần tài qua bài viết sau nhé


I. BAN THỜ THẦN TÀI GỒM NHỮNG GÌ

Các vât phẩm cần có trên ban thờ thần tài bao gồm:

1. Ban thờ thần tài bằng gỗ


Ban thờ thần tài thường được làm bằng gỗ với nhiều chất liệu: gỗ sồi, gỗ mít, gỗ hương,...

Một số kích thước bàn thờ chuẩn phong thủy gợi ý cho bạn​:

- Sâu 480mm (Thiên Đức) x rộng 810mm (Tài Vượng): Kích thước bàn thờ ông địa thần tài như thế này phù hợp với không gian thờ cúng nhỏ.

- Sâu 480mm (Thiên Đức) x rộng 880mm (Hỷ Sự).

- Sâu 495mm (Hỷ Sự) x 950mm (Tài Vượng).Sâu 560mm (Tài Vượng) x 950mm (Tài Vượng)

- Sâu 620mm (Thuận Khoa, Đỗ Đạt) x rộng 1070mm (Qúy Tử)

2. Tượng

a. Tượng tài địa


Theo dân gian Thần tài là vị thần cai quản tiền bạc,của cải mang đến tài lộc cho gia chủ, được người dân tin thờ mỗi khi làm công việc kinh doanh thường dâng lễn mong được Thần Tài phù hộ mọi việc hanh thông

Thổ Địa là vị thần cai quản đất đai, trạch thổ, bảo vệ cho mảnh đất đó không bị quấy nhiễu, phù hộ cho gia đình làm ăn, buôn bán thuận lợi.

Tượng thần tài thổ địa men rạn
Tượng thần tài thổ địa men rạn

Chính về thế trên ban thờ Thần Tài hai vị thần này được đặt ở vị trí trang trọng. Nhìn từ phía ngoài vào tượng Thần Tài được đặt bên trái, tượng Thổ Địa đặt phía bên phải.

b. Tượng Thần phát

Tượng Thần Phát hay còn được gọi là Thần Tiền thường được đặt thờ chung với cặp Thần Tài Thổ Địa.

Tượng Thần Phát được cho là có ý nghĩa đem lại tài lộc cho gia chủ đồng thời có thể xua đi tà ma, xua đuổi vía dữ

Tượng Thần Phát được đặt lùi sâu hẳn phía trong ở giữa 2 tượng Thần Tài Thổ Địa

Tượng Thần Phát
Tượng Thần Phát

Tượng Phát không phải là tượng bắt buộc phải có trên ban thờ thần tài thổ địa, tùy từng phong tục hoặc gia đình sẽ đặt hay không đặt tượng Phát

c. Tỳ hưu

Tỳ hưu chiêu tài lộc men da lươn
Tỳ hưu chiêu tài lộc men da lươn

Theo quan niệm xưa, tỳ hưu là loại động vật chỉ có miệng không có hậu môn lại chỉ ăn vàng bạc châu báu do đó đây được coi là linh vật chiêu tài chiêu lộc

d. Cóc thiềm thừ

Hình ảnh cóc ngậm đồng tiền cổ trong miệng thể hiện cóc mang tài lộc vào nhà, một hình ảnh của sự may mắn, hạnh phúc.

Trên lưng cóc có mang theo hai xâu tiền cổ và 3 chân cóc đạp lên hai lớp tiền cổ, đây là cóc tài lộc hay cóc ba chân, tên gọi là Thiềm thừ (một số nơi gọi là Thiền Thừ), chỉ có 3 chân, chứ không phải là 4 chân như cóc bình thường, là vật phẩm phong thủy được cho là mang lại điềm lành và tài lộc

Khi chưng Thiềm Thừ, bạn cần chú ý hướng phần đầu của Thiềm Thừ vào trong nhà, cũng không nên đặt đối diện với cửa mà nên đặt hướng theo đường chéo cửa ra vào.

Lưu ý với tượng cóc và tỳ hưu cần tiến hành khai quang điểm nhãn

Tượng cóc thiềm thừ cần khai quang điểm nhãn
Tượng cóc thiềm thừ cần khai quang điểm nhãn

*Cách khai quang thiềm thừ (ông cóc)

- Ông cóc khi đưa về, phải tẩy uế, tắm rửa sạch sẽ cho ông cóc. Tốt nhất nên sử dụng rượu gừng để tẩy  uế.

- Sau đó lấy nửa thùng nước giếng, nửa thùng nước mưa để hội đủ địa thủy và thiên thủy. Sau đó ngâm ông cóc vào đúng 3 ngày 3 đêm.

- Sau khi ông cóc được ngâm đúng đủ thời gian trong nước địa thủy và thiên thủy, lấy ông cóc ra dùng khăn khô, lau thật sạch cho ông cóc.

- Đưa ông cóc đến góc nhà, tốt nhất muốn ông cóc phù hộ ai thì chỉ để ông cóc nhìn thấy người đó. Người đầu tiên ông cóc nhìn thấy sau khi khai quang sẽ luôn là người ông cóc phù hộ.  dùng khăn sạch chấm vào nước chè và điểm vào mắt thiềm thừ, thực hiện điểm từ mắt trái và mắt phải và thực hiện 3 lần liên tục.

- Đặt ông cóc vào vị trí trang nghiêm và hợp phong thủy. Không nên để ông cóc hướng ra ngoài cửa vì đêm đến ông cóc sẽ mang tài lộc nhảy ra khỏi nhà. Tốt nhất khi đặt ông cóc bên ban thờ thần tài, sáng quay ông ra ngoài để đón tài lộc chiều quay ông cóc vào trong.

e. Tượng di lặc phía trên ban thần tài


Một số nơi có quan niệm đặt tượng Phật Di Lặc phía trên ban thờ thần tài. Khi đặt cần lưu ý kích thước cũng như cân nặng của mẫu tượng Phật

Chọn tượng di lặc nhỏ đặt trên ban thờ thần tài
Chọn tượng di lặc nhỏ đặt trên ban thờ thần tài

Ngoài ra còn có thể đặt tượng Long Quy

3. Đồ thờ cúng trên ban thần tài

a. Bát hương: là nơi gia chủ thắp hương tỏ lòng thành kính với các vị thần để cầu mong may mắn, tài lộc. Ban thờ thần tài thường nhỏ do đó nên đặt bát hương cỡ đường kính từ 12-16cm




Xem thêm các mẫu bát hương Bát Tràng khác của gốm Phúc Gia tiên tại đây


b. Lọ hoa

Trên ban thờ Thần tài phải có 1 bình hoa nhỏ cao khoảng 20 đến 25cm để cắm hoa tươi hàng ngày

c. Mâm bồng: Thông thường ban thờ thường có phần bàn kéo, anh chị có thể đặt mâm bồng ở vị trí đó. Với ban nhỏ nên đặt mâm bồng từ 22 đến 25cm

d. Kỷ 3 chén: Kỷ 3 chén đặt phía trước bát hương chính giữa ban thờ




e. Chóe

Tùy theo kích thước ban thờ thần tài có thể đặt từ 1-3 chóe

Chóe trên ban thờ thần tài thường là các mẫu nhỏ cao từ 13-15cm
Chóe trên ban thờ thần tài thường là các mẫu nhỏ cao từ 13-15cm

f. Ống hương

Mỗi ban thờ thần tài cần có 1 ống hương, đặt hương vào để có thể dễ dành lấy hương khi thắp và cũng đảm bảo hương luôn trong trạng thái sạch sẽ





g. Bát nước Minh Đường Tụ Thủy

Bát thả hoa hay còn gọi là bát nước Minh Đường Tụ Thủy
Bát thả hoa hay còn gọi là bát nước Minh Đường Tụ Thủy


Bát nước Minh Đường Tụ Thủy hay còn gọi là bát thả hoa, được đặt phía trước ban thờ.

II. SẮP XẾP ĐỒ THỜ TRÊN BAN THỜ THẦN TÀI ĐÚNG PHONG THỦY

1. Vị trí đặt ban thờ thần tài

- Ban thờ Thần tài được đặt dưới đất ở gần góc nhà

- Nên gần cửa chính ra vào, lung của ban thờ thần tài sẽ dựa vào tường,chọn vị trí có thể bao quát hết khách ra vào sẽ giúp gia chủ làm ăn phát đạt

- Phía sau ban thờ cần có tượng che chắn, tránh có vật nhọn chĩa vào ban thờ

- Đảm bảo nơi thờ cúng thần tài sạch sẽ, không bụi bận, lau dọn thường xuyên

- Có thể sắp xếp theo hướng tốt của gia chủ: các hướng tùy theo tuổi của gia chủ anh chị nên tham khảo các thầy phong thủy để lựa chọn hướng đặt phù hợp nhất

- Không được đặt ban thờ ở chân cầu thang, gần nhà tắm, nhà vệ sinh hoặc nhà bếp vì đây là những nơi không sạch sẽ không đảm bảo tính tâm linh

2. Cách sắp xếp ban thờ thần tài thổ địa

Vị trí sắp xếp ban thần tài
Vị trí sắp xếp ban thần tài

Trong cùng bàn thờ, dán trên vách là một tấm Bài vị. Hai bên, bên trái ( từ ngoài nhìn vào ) là ông Thần tài, bên phải là Ông Địa.

Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay.

Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định ( sẽ nói rõ ở phần sau).

Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, các bạn nên dùng keo 502 dán chết bát nhang xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang, mọi chuyện trở nên trục trặc liền.

Theo nguyên lý ” Đông Bình – Tây Quả ”, các bạn đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái ( Nhìn từ ngoài vào ). Trái cây nên xắp ngũ quả ( 5 loại trái cây ).

Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng, người ta có một cái khay xếp 5 chén nước hình chữ Nhất -, các bạn nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập,tượng trưng cho ngũ phương, và cũng là tương trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển.

Ông Cóc để bên trái ( Từ ngoài nhìn vào ), sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào.

Ngoài cùng trên mặt đất, các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước ( Cái này làm Minh Đường)

Thực tế với những ban thờ nhỏ không có quá nhiều diện tích anh chị có thể tham khảo các sắp xếp đồ thờ dưới đây

Sắp xếp đồ thờ cho ban thần tài nhỏ
Sắp xếp đồ thờ cho ban thần tài nhỏ

III. QUY TRÌNH TIẾN HÀNG LẬP BAN THỜ THẦN TÀI

1. Chọn ngày, giờ

Ngày lập ban thờ thần tài cần được lựa chọn cẩn thận. Anh chị có thể lựa chọn theo 2 cách sau đây:

Chọn ngày vía thần tài: Thường là mùng 10 âm lịch tháng giêng, hoặc hàng tháng. Hoặc cũng có thể chọn ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng để lập ban thờ thần tài mới.

Gia chủ cũng có thể chọn ngày hợp với tuổi và mệnh để làm lễ lập bàn thờ thần tài. Xem ngày đẹp anh chị nên tham khảo thêm ý kiến của các thầy phong thủy

2. Chuẩn bị lễ cúng

Chuẩn bị lễ cúng lập ban thờ thần tài
Chuẩn bị lễ cúng lập ban thờ thần tài

3. Văn khấn lập ban thờ thần tài

a. Văn khấn lập ban thờ thần tài

Văn khấn lập ban thờ thần tài
Văn khấn lập ban thờ thần tài

b. An vị lô nhang, cầu an

An vị lô nhang, cầu an
An vị lô nhang, cầu an

IV. THỦ TỤC THỜ CÚNG THẦN TÀI - THỔ ĐỊA

1. Thủ tục cúng hàng ngày

a. Lễ cúng

Lễ cúng ban thần tài ngày thường chỉ cần 1 đĩa hoa quả hoặc bánh kẹo và hoa tươi

b.Văn khấn

Văn khấn thần tài hàng ngày
Văn khấn thần tài hàng ngày
2.Vệ sinh ban thờ thần tài

Vệ sinh ban thờ Thần tài thường được tiến hành vào ngày 13-14 hàng tháng hoặc anh chị cũng có thể tiến hành vào ngày cuối tháng

Riêng dịp cuối năm sẽ được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp tiễn ông Công ông Táo về trời

Quy trình tiến hành vệ sinh ban thờ thần tài bao gồm có 4 bước như sau:

4 bước nhanh gọn vệ sinh ban thờ thần tài
4 bước nhanh gọn vệ sinh ban thờ thần tài

3. Lễ cúng ngày vía thần tài

a. Mâm cúng: Ngày vía Thần Tài mâm cúng bắt buộc phải có đồ mặn như thịt quay (do dân gian truyền tai nhau Thần Tài thích ăn thịt quay), thêm 1 miếng thịt heo luộc, trứng luộc và tôm (hoặc cua) luộc.

Ở miền Nam, đa số người dân thờ chung ông Thần Tài với ông Thổ Địa nên còn chuẩn bị thêm cá lóc nướng ở bàn thờ.

Ngoài ra có bánh kẹo, trái cây và hoa tươi.

Ở những đô thị, thành phố lớn, người dân đặt vàng lên ban thờ để lấy lộc, may mắn cả năm. Có nơi đồ cúng còn có xôi và chè trôi nước để làm ăn, buôn bán trôi chảy.

b. Văn khấn vía thần tài
Văn khấn ngày vía thần tài
Văn khấn ngày vía thần tài

4. Loại hoa nào nên đặt trên ban thờ thần tài

Trên ban thờ Thần tài - Thỏ địa nên đặt những loại hoa sau để mang lại tài lộc đến với gia chủ:

- Hoa mẫu đơn: biểu tượng cho sự thịnh vượng – phồn vinh – quý phái nên khi thờ hoa mẫu đơn trên bàn thờ Thần tài – thổ địa sẽ mang tới cho gia chủ thịnh vượng, hạnh phúc và rất nhiều may mắn, tài lộc.

Hoa mẫu đơn đặt ban thờ thần tài
Hoa mẫu đơn đặt ban thờ thần tài

- Hoa cúc mang ý nghĩa của sự phồn vinh, tài lộc. Loại hoa này cũng có nhiều màu sắc, kiểu hoa anh chị có thể thay đổi

- Hoa đồng tiền:

Hoa đồng tiền và hoa cúc thích hợp cho ban thần tài
Hoa đồng tiền và hoa cúc thích hợp cho ban thần tài

- Hoa lay ơn

Lựa chọn hoa lay ơn đẹp nhất dâng lên Thần tài ngày rằm
Lựa chọn hoa lay ơn đẹp nhất dâng lên Thần tài ngày rằm
- Hoa ly
Hoa ly nhiều màu sắc và mùi hương nhẹ rất hợp đặt ban thờ thần tài
Hoa ly nhiều màu sắc và mùi hương nhẹ rất hợp đặt ban thờ thần tài

V. CÁCH THAY BAN THỜ THẦN TÀI

1. Tại sao phải thay ban thờ thần tài

- Một số gia đình khi đổi vị trí ban thờ hoặc chuyển địa điểm nhà, văn phòng công ty không thể
chuyển ban thờ thần tài có thể tiến hàng nhờ thầy phong thủy giải ban thờ cũ và thay ban thờ mới

- Ban thờ cũ mối mọt, đồ thờ đã lâu cần thay mới

- Ban thờ không còn phù hợp với không gian văn phòng

- Tài lộc không tốt một số đơn vị cũng tiến hành thay ban thờ thần tài với mong ước thay đổi tài vận

2. Thủ tục thay ban thờ thần tài


5 bước tiến hành thay ban thờ thần tài

Bước 1: Chọn ngày lành tháng tốt để chuyển bàn thờ ông địa.

Bước 2: Chuẩn bị sắm lễ thay bàn thờ ông địa, hóa giải bàn thờ thần tài – thổ địa.

Bước 3: Chuẩn bị tờ sớ và văn khấn để xin hóa giải hoặc thay bàn thờ cũ.

Bước 4: Hóa xử lý bàn thờ cũ và thay bàn thờ mới cho thần tài thổ địa.

Bước 5: Hóa hoặc chuyển bát hương trên bàn thờ.

VI. XỬ LÝ BAN THỜ THẦN TÀI CŨ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH ĐẠI KỴ

Các gia đình khi thay ban thờ thần tài mới hoặc không thờ ban thờ thần tài nữa cần lưu ý cách xử lý ban thờ thần tài cũ để tránh đại kỵ gây ảnh hưởng xấu

1. Xử lý bát hương cũ

Từ xa xưa, dân gian hay truyền miệng 3 cách xử lý bát hương là bỏ trôi sông, đưa ra gốc cây và gửi lên chùa

Nếu đưa thả trôi sông thứ nhất không phải dòng sông nào cũng sạch, và nếu gia đình nào thay ban thờ cũng thả xuống sông sẽ gây ô nhiễm, mất an toàn

Cách thứ 2 là đưa gửi tại đền chùa. Cách này khá hợp lý tuy nhiên nếu như gia đình nào cũng gửi, đền chùa sẽ không chứa hết được

Cách thứ 3 là đặt gốc cây. Với gia đình sống ở thành phố điều này là không thể

Vậy nên chọn cách xử lý bát hương nào mới là hợp lý?

Rất đơn giản anh chị có thể đập nhỏ phần bát hương cũ, sau đó chọn phần đất sạch sẽ, đem chôn dưới đất

Việc xử lý bát hương này có thể áp dụng cho cả bát hương thờ thần tài và bát hương thờ gia tiên

2. Xử lý ban thờ cũ

Ban thờ cũ anh chị có thể hóa (đốt) sau đó phần tro hóa có thể thả ra sông hoặc phần đất sạch

VI. ĐỊA CHỈ MUA ĐỒ THỜ CÚNG THẦN TÀI UY TÍN VÀ BẢNG GIÁ


1. Cửa hàng bán đồ thờ cúng Bát Tràng uy tín tại Hà Nội

- Gốm Phúc Gia Tiên: 0868.26.26.26
Địa chỉ: 267 – thôn 4 – Giang Cao – Bát Tràng – Gia Lâm – Hà Nội

2.  Ghé Phúc Gia Tiên mua hàng có gì ưu đãi?

- Giao hàng toàn quốc, nhận hàng kiểm tra trước khi thanh toán

- FREESHIP toàn quốc(trừ hải đảo) cho mọi đơn hàng trên 500k

- Tặng tro sạch, đũa thờ khi mua cả bộ đồ thờ đầy đủ

- Tặng THẺ ƯU ĐÃI 500K cho mọi đơn hàng trên 5 triệu

- Báo giá bộ đồ thờ ban thần tài xem chi tiết tại đây


  • Hỗ trợ khách hàng x
  •  

    Họ tên (*)

    Email

    Điện thoại (*)

    Nội dung (*)