Trên ban thờ gia tiên ngoài việc sắm đầy đủ các đồ thờ như đỉnh hạc,bát hương…thì cách sắp sếp lễ vật cúng cũng vô cùng quan trọng. Trong đó mọi người hay nhắc đến “đông bình quả tây”. Vậy để hiểu ý nghiã của nó Gốm Phúc Gia Tiên xin chia sẻ để mọi người cùng tham khảo.
Từ ngàn xưa cha ông chúng ta thường lấy hướng Nam là hướng
chính, la bàn cũng lấy hướng nam là hướng chính nên gọi là kim chỉ nam. Vậy
Đông Bình Tây Quả có ý nghĩa như thế nào và có mối liên hệ như thế nào với hướng
nam Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Cha Ông chúng ta dùng câu Đông Bình Tây Quả là để chỉ cho đời
sau dễ hiểu hơn trong việc bày trí bàn thờ gia tiên cho đúng và phù hợp. Bàn thờ
gia tiên được bày trí hướng ra cửa chính và lấy theo nguyên tắc hướng nam để
bày trí từ đó mới có câu “Đông Bình, Tây Quả” vì khi đó ta quay mặt về hướng
Nam thì phía tay trái là hướng Đông, phía tay phải là hướng Tây và sau lưng là
hướng Bắc, qua đó theo nguyên tắc hướng nam để bày trí bình Hoa bên tay trái
(Hướng Đông) và đĩa Quả bên tay phải (Hướng Tây) trên bàn thờ, hướng Đông đặt
bình hoa tượng trưng cho mùa xuân đơm hoa, hướng Tây tượng trưng cho mùa Thu –
Thu liễm – nơi kết trái. Phía Đông thuộc hệ dương nên đặt hình Nam và phía Tây
thuộc âm nên đặt hình nữ từ đó có câu Nam tả – Nữ hữu là như vậy.
Ông Bà ta xưa kia
nói Đông, Tây ở đây là ám chỉ Đông là tay trái còn Tây là tay phải chứ ko phải
là hướng Đông – Tây – Nam – Bắc trong la bàn, văn hóa ở mỗi địa phương, vùng miền
khác nhau do đó quan điểm cũng có những sự khác nhau tuy nhiên về nguyên tắc
thì vẫn không thay đổi, nhà thì thường quay ra đường do đó bàn thờ thường được
đặt để quay ra hướng cửa chính của nhà khi đó vẫn áp dụng theo nguyên tắc hướng
Nam để bày trí và coi hướng cửa chính của nhà là hướng nam để áp dụng.
Với sự tư vấn nhiệt
tình và bán hàng có tâm,Chúng tôi hy vọng sản phẩm tâm linh của Gốm Phúc Gia tiên sẽ làm hài lòng quý
khách,dù là khách hàng cẩn thận nhất.