Bát hương vốn là vật vô tri (bằng sứ hay bằng đồng) chỉ sau
khi thực hiện các thủ tục bốc bát hương thì bát hương đó mới có tác dụng làn vật
cắm nhang khi thờ cúng. Nếu bát hương không được bốc đúng cách cũng giống như
nhà không chủ. Khi đó Thần, Phật, Tổ tiên giáng lâm độ trì thì ma quỷ cũng chen
chân theo để quấy phá gia chủ.
các bước bốc bát hương mới đúng nhất
1. Rửa hay làm sạch bát Hương
- Đầu tiên khi mua một bát hương về thì phải rửa qua nước muối
rượu gừng có pha chút nước hoa hay thả vào mấy cánh hoa hồng cho thơm để làm sạch
những phần hữu hình rồi phơ cho khô hay đem xông trầm hương. Nước đã dùng đổ ra
trước sân hay vẩy chung quanh nhà, không đổ xuống cống.
- Sau đó lót ở đáy bát nhang một mảnh giấy trang kim vàng (vừa
để lót, vừa phòng các đồ yểm trong bát không bị cháy theo khi bát nhang “hoá”).
2. Việc chuẩn bị tro:
Đối với tro, trước đây, các cụ thường chọn loại rơm nếp, được
cắt và làm sạch, phơi khô, để riêng. Trước khi đốt thành tro thì dùng nước hoặc
rượu gừng vẩy lên rơm để tẩy uế:
- Bát nhang đã được làm đúng pháp là bát nhang có cốt: Cốt
bát nhang có 7 thứ báu (Thất bảo) như vàng, bạc, ngọc, mã não, san hô,...Tối
thiểu có 3 thứ: vàng, bạc, ngọc được bọc bởi 1 tờ giấy tráng kim dùng bút đỏ đã
được làm phép chú bút, chú giấy, chú mực ghi một số chữ (do sư ghi, chữ thiên
do các vị Thánh ngự ghế viết). Trong bát nhang còn có tiền âm ("Ngũ Lộ Thần
tài"), tiền dương màu đỏ mệnh giá mang số 5 (sinh) được gấp thành các chiếc
thuyền nhỏ xếp xung quanh khối cốt thất bảo.
- Sau đó đổ tro đốt bằng rơm nếp (hay trấu) mà ngày nay thướng
có bán tại các hàng mã vào cho đầy, đứng cho cát vì cát nặng. Dùng trấu rất tốt
bởi trấu bọc gạo là hạt ngọc của Trời, nó thanh sạch, cao quý.
- Nhiều người còn dán ra ngoài bát nhang ở chính diện, nơi
in hình mặt trời có 2 con rồng chầu vào một mảnh giấy đỏ có viết chữ bằng mực
Tàu tên của bát nhang.
*Quá trình bốc:
Khi bốc bát hương thì bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào. Để
cho yên tâm, nhà chùa thường khuyên đếm theo số sinh như "sinh, lão, bệnh,
tử".
Lần lượt đếm và bốc tro đến khi gần đầy miệng bát. Thông thường,
khi đến nắm cuối cùng sẽ dừng lại ở số "sinh".
Khi bốc nên bốc từng nắm cho vào đầy và lắc chứ không nên ấn
hoặc nèn chặt.
Trước khi bốc bát hương nào thì cũng phải khấn nhỏ là
"Con ... (họ tên)... xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia
tiên...)".
Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Thông thường,
các gia đình thường bốc ba bát hương, thờ quan thần linh, gia tiên, bà cô hoặc
ông mãnh. Còn đối với các cửa hàng, công ty thì bốc bát hương thần tài.
Trong quá trình bốc, nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên
ngoài, đến khi đưa lên ban thờ phải bỏ ra.
Sau cùng là đọc Kinh hay Chú Mật Tông để an vị bát nhang.
Khi làm lần đầu, người bốc bát hương cắm cây chữ Thọ bằng đồng để thắp hương
vòng; cắm 9 hay 3 cây nhang tùy bát của Phật hay các tầng khác.
Lúc an vị cần đặt bát hương ngay ngắn sao cho mặt nguyệt (lưỡng
nghi) nằm trên trục vuông góc với bàn thờ và theo hướng bàn thờ và bát nhang
chính ở vị trí giữa (so với 2 cạnh bên bàn thờ).
Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ
trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải.
Chỉ khi hoàn thành các công đoạn này thì bát hương mới chính
thức được đưa vào sử dụng làm vật thờ cúng và mới có đủ linh lực.
Qua bài viết trên Gốm Phúc Gia Tiên hy vọng sẽ giúp các bạn
hiểu thêm về các quy trình bốc bát hương mới để có sự chuẩn bị chu đáo nhất
nhé.
Cảm ơn bạn
đã đọc bài viết này, Gốm Phúc Gia Tiên có ưu đãi dành riêng cho bạn