Trong văn hóa thờ cúng tổ tiên thì việc di chuyển Bát hương hay để bát hương bị lung lay không vững là việc tuyệt đối cấm kỵ. Vậy để giải thích nguyên nhân vì sao lại như vậy, Gốm Phúc Gia Tiên xin chia sẻ bài viết dưới đây để mọi người cùng tham khảo.
Việc quét dọn xung quanh bát hương sạch sẽ cần tránh động di
chuyển bát hương. Vì đó là hiện thân hóa cho những người đã mất,những người mà ta tôn thờ, cung kính. Động bát hương,hay
di chuyển bát hương nghĩa là làm kinh động đến các vị thần, các bậc tổ tiên,
đem lại điềm không may cho gia chủ và gia đình.
Một số cách hạn chế sự xê dịch của bát hương như: rút bớt
chân nhang, không để chân nhang quá nhiều trên cả 3 bát hương. Không sử dụng
bát hương làm từ đá, nên sử dụng chất liệu sứ. Cố định bát hương bằng đổ tro vừa
đủ, bên trong nên đặt thất bảo (thạch anh, mã não, ngọc, thiếc vàng, thiếc bạc,
san hô đỏ, xừ cừ). Chú ý hơn trong việc vệ sinh bàn thờ.
Tuy nhiên xét trên thực tế, có nhiều trường hợp động bát hương
khác nhau mà ta nên xét đến nguyên do của
nó. Ví dụ như bát hương tự dưng bốc cháy là do chân nhang cắm gần nhau kết hợp
hương cháy đến chân dẫn đến sự bùng lên của ngon lửa. Trong trường hợp này, gia
chủ không cần quá lo lắng, thu dọn sạch và để lại mọi thứ như trạng thái ban đầu
là được.
Bên cạnh việc xê dịch vị trí bát hương, chúng ta cũng không
được phép di chuyển bát hương một cách tùy tiện thoe ý muốn. Bởi đây là nơi hạ
trần của những vị thần linh, nơi tìm về của các hương hồn vị tổ tiên, nếu chúng
ta di chuyển tùy tiện mà không xin phép sẽ khiến họ không tìm được nơi trú ngụ,
dẫn đễn sự nổi giận của thần linh kéo theo những điềm không may, xui xẻo đến
cho gia chủ.
Ngoài ra, ta nên tránh việc dịch chuyển bát hương vào những
dịp như ngày giỗ, đặc biệt là ngày lễ, Tết truyền thống.
Hàng năm, đến ngày 23 tháng Chạp là dịp mà các gia chủ thường
làm lễ khấn xin các vị thần, các vị tổ tiên trên bàn thờ để xin phép vệ sinh,
thay tro trong bát hương. Và người làm nhiệm vụ này thường là người lớn trong
gia đình.
Trong trường hợp chuyển nhà hay bắt buộc phải động bát hương
thì gia chủ không được trực tiếp động bát hương mà phải mời sư thầy hay thầy
pháp có kinh nghiệm đến làm lễ hoặc mời cha, bác hay những người có tuổi trong
họ.
Việc thay bát nhang khi quá cũ, hư hỏng không thể sử dụng được
nữa cũng cần thiết nhưng phải biết thực hiện đúng cách thì mới mang được vận
may vào nhà.
Vậy nhưng gia chủ cũng nên tỉnh táo trong việc mời thầy,
tránh việc gặp thầy không đủ khả năng hiểu biết gây rắc rối cho gia đình.
Việc thờ cúng là một
việc tâm linh vô cùng, quan trọng. Vì vậy chúng ta cần cân nhắc và tinh ý để
tránh gây những điều không tốt cho gia đình và dòng họ. Qua bài viết trên Gốm
Phúc Gia Tiên hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn cũng như có cách hạn chế tối đa việc
xê dịch Bát Hương trên ban thờ mình nhé.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, Gốm Phúc Gia Tiên có ưu đãi
dành riêng cho bạn