Rất nhiều người treo tranh tứ linh trong nhà và thắc mắc về thứ tự treo tranh tứ linh và ý nghĩa của từng linh vật trong tranh là gì? Gốm Phúc Gia Tiên xin chia sẻ bài viết để mọi người cùng tham khảo.
Thứ tự treo tranh tứ linh
Tranh sứ tứ linh khắc hoạ hình tượng 4 loài linh vật trong
truyền thuyết. Tranh sứ tứ linh mang đậm bản sắc tâm linh, trang nghiêm và quyền
quý. Dòng tranh tứ linh được các nghệ nhân khắc hoạ tỉ mỉ, tinh xảo và vô cùng
chi tiết, thể hiện ý nghĩa sâu xa của các linh vật.Tranh tứ linh được sắp xếp từ
trái qua phải theo thứ tự:Long-lân-Quy-Phượng
Ý nghĩa từng linh vật
Thần Long đứng đầu tứ linh
Long là loài đứng đầu tứ linh. Hình ảnh long đã không còn xa
lạ với người Việt Nam. Rồng được mô tả có hình dáng được tổng hợp từ những loài
vật bá chủ của tự nhiên như: chim ưng, rắn, hổ, sư tử, hươu…Rồng có sức mạnh,
trí tuệ vô song, quyền uy thiên hạ. Chính vì vậy, rồng là tượng trưng cho các bậc
vua chúa thời phong kiến.
Kỳ lân – Linh thú nhân gian
Lân được mô tả có sừng của Nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ,
mũi sư tử, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò… Mặc dù có tạo hình hung dữ nhưng linh
vật này rất hiền lành theo quan niệm dân gian. Loài lân không bao giờ ăn thịt
hay làm hại con vật nào nên được gọi là Nhân thú. Lân có linh tính lạ thường, mỗi
khi có vua chúa, thánh nhân xuất thế thì nó sẽ xuất hiện báo trước điềm lành, sắp
có thái bình thịnh vượng. Vì thế, lân thường được trang trí ở các ngôi đền,
chùa, trường học..
Quy – linh vật trường tồn
Trong tứ linh, rùa là sinh vật duy nhất tồn tại trong thực tế.
Theo sinh học, rùa là loài bò sát lưỡng cư có lớp vỏ cứng và có tuổi thọ cao.
Rùa ăn ít và có thể nhịn ăn được một thời gian dài. Vì vậy, rùa được coi là một
con vật thanh cao, thoát tục.
Rùa là loài vật âm dương hoà hợp: bụng phẳng tượng trưng cho
đất (âm), mai rùa tượng trưng cho trời (dương). Hình tượng rùa còn là tượng
trưng cho hạnh phúc, phát triển.
Long quy trong tứ linh được miêu tả có đầu rồng, mình rùa.
Đây là linh vật mang ý nghĩa trường thọ, trấn trạch, lợi về tài lộc, bền vững
thịnh vượng
Phượng hoàng – Linh vật bất tử
Phượng hoàng là sự kết hợp các đặc điểm đẹp nhất của loài
chim: đầu gà, cổ hạc, đuôi công. Nói đến phượng hoàng, ta liên tưởng đến sự bất
tử và tái sinh. Phượng hoàng không bao giờ chết. Khi cảm thấy bản thân già yếu,
phượng hoàng sẽ tự thiêu bằng lửa của bản thân, rồi từ đống tro tàn, nó sẽ tái
sinh với hình dạng mới. Với sự sống bất tử, phượng hoàng là biểu tượng cho cả sự
sống, cái chết. Khi phượng hương tung cánh giống như sự hoạt động của vũ trụ,
vì thế mới có câu “phụng vũ cửu thiên”.
Qua bài viết trên, Gốm Phúc Gia Tiên hy vọng sẽ giúp các bạn
có thể hiểu thêm ý nghĩa của từng linh vật trong tranh tứ linh cũng như cách sắp
xếp tranh theo đúng phong thủy và thứ tự
nhất nhé.