“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, người Việt rất trọng các nghi thức tang lễ và tâm linh.
Kiêng kỵ lúc ra đi không có người thân bên cạnh
Từ xưa con người rất xem trọng việc nối dõi tông đường,
cho rằng lúc người già ra đi, nhất định phải có con cháu bầu bạn để lúc rời đi
khỏi thế gian có người tiễn đưa, không cảm thấy cô độc, ở dưới âm phủ cũng
không phải nhớ nhung, linh hồn cũng dễ yên nghỉ.
Ngoài ra cũng cần phải tránh việc để người thân chết mà
không có ai bên cạnh. Điều này theo quan niệm dân gian cho rằng sẽ khiến linh hồn
người chết trở thành cô ma, sống đơn độc ở cõi âm phủ mà không được yên ổn,
luôn nhớ về người thân còn sống. Từ đó mà họ sẽ tìm về gặp người thân nhiều hơn
để khỏi cô đơn.
Kiêng kỵ để nước mắt rơi vào thi hài người chết
Mọi người quan niệm rằng: “sống gửi, thác về”, có nghĩa là
con người sống ở trần gian chỉ là ngắn ngủi, tạm bợ, khi chết đi là bắt đầu một
cuộc sống mới khác ở cõi vĩnh hằng. VÌ vậy mà phải để cho người chết được thanh
thản ra đi. Nếu ai để nước mắt khóc thương rơi vào thi thể người quá cố thì sẽ
làm cho họ lưu luyến cuộc sống trần gian nên linh hồn không siêu thoát được, cứ
luẩn quẩn ám ảnh bên người đó, khiến cuộc sống của họ gặp nhiều bất trắc.
Kiêng kỵ mai táng vào ngày trùng tang
Khi nhà có đám tang, cần kiêng kỵ mai táng người mất vào
ngày trùng tang. Vì mọi người tin rằng mai táng vào ngày đó sẽ có thần trùng về
bắt con cháu trong nhà đi nên những ngày sau đó trong nhà sẽ liên tiếp có người
chết.
Kiêng kỵ để cha mẹ đưa tang con cái
Sở dĩ dân gian ta kiêng việc cha mẹ đi đưa tang con cái vì
đây là một việc làm trái với lẽ thường. Con cái phải phụng dưỡng, tiễn đưa cha
mẹ. Những nhà có người chết trẻ (con chết trước cha mẹ) được coi là một sự vô
phúc, người ta xem người con chết trẻ đó là bất hiếu với cha mẹ. Vì vậy mới có
câu: “Người đầu bạc không đi tiễn kẻ đầu xanh”.
Kiêng kỵ cho người chết mang theo đồ vật của người sống
Theo quan niệm từ xưa, những đồ vật của người sống đã được
họ mang trên mình nên mang hơi của người này. Nếu để người chết mang đi, tức là
đã chôn một phần hơi của người sống khiến cuộc sống của người này không được trọn
vẹn.
Kiêng kỵ mặc quần áo thừa, nằm giường, sử dụng đồ của người
chết
Quần áo, giường nằm và những vật dụng của người chết là những
thứ thân thiết với người chết lúc sinh thời. Vì vậy mà khi đã sang thế giới bên
kia, người ấy vẫn nhớ tới những vật dụng này của mình. Nếu ai lấy những vật dụng
đó của người chết để dùng thì sẽ bị âm hồn của người chết về đòi lại và làm cho
đau ốm, quặt quẹo, thậm chí là có thể bị bắt theo. Theo quan niệm này mà người
ta thường đem đốt tất cả quần áo, giường nằm và những vật dụng quen thuộc của
người chết với mong muốn người chết sẽ nhận được nó ở cõi âm.
Kiêng cho chó, mèo, chuột đến gần thi hài của người chết
Theo quan niệm cũ, khi chưa nhập quan, nếu để những con vật
này nhìn vào mắt người chết thì sẽ xảy ra hiện tượng quỷ nhập tràng. Tức là những
con vật này biến thành quỷ đội lốt người đi ăn thịt những người đang sống trong
nhà. Thực tế thì những con vật này không thể biến thành quỷ để ăn thịt người được,
nhưng đã từng có hiện tượng mèo nhảy qua xác người chết làm người đó đứng thẳng
dậy (giống cương thi) rồi lại đổ xuống ngay nên dân gian rất sợ, cho rằng quỷ
nhập tràng.
Ngày nay, khoa học đã chứng minh rằng mèo, chó và chuột là
những con vật tích điện dương rất mạnh, trong khi đó thi hài người chết lại
tích điện âm. Khi một trong các con vật này nhảy qua người chết thì hai dòng điện
âm dương sẽ hút nhau nên mới xảy ra hiện tượng nói trên.
Kiêng kỵ để người đã khuất ở trần
Trước khi trút bỏ hơi thở cuối cùng phải mặc quần áo đẹp cho
người đó, không nên để cởi trần ra đi.
Người phương Đông chúng ta rất kỹ tính trong những nghi thức
khâm liệm. Trước khi trút bỏ hơi thở cuối cùng phải mặc quần áo đẹp cho người
đó, không nên để cởi trần ra đi. Hoặc cũng có thể sau khi người đã khuất ra đi,
gia đình người thân sẽ dùng nước sạch thay rửa cơ thể và thay quần áo mới cho
người quá cố. Thường thì, người già đến một số tuổi nhất định sẽ dặn dò con
cháu chuẩn bị sẵn áo liệm trước để các cụ yên tâm.
Thường thì áo liệm thường được sắm 3 cái, 5 cái, 7 cái, kỵ
dùng số chẵn vì theo quan niệm, số chẵn sẽ làm tai họa ập đến gia đình một lần
nữa. Áo liệm được làm bằng lụa, kỵ dùng vải gấm hoặc sa tanh với mong muốn ban
phúc cho con cháu. Áo liệm cũng không được làm từ da và lông do quan niệm rằng,
nếu để người đã khuất mặc áo liệm bằng da và lông thì kiếp sau sẽ đầu thai
thành động vật.
Cấm kỵ khi báo tang
Khi lo việc ma chay, phải treo mảnh vải trắng, tờ giấy trắng
ở bên ngoài cổng để người ngoài biết trong nhà có người qua đời, đồng thời báo
tang cho bạn bè, thân thích xa gần, báo tin cho những người ở nước ngoài hoặc ở
xa xôi, gọi con cái về chịu tang. Trong đó, báo tang cho thông gia cần phải thận
trọng. Cha mẹ mất, sau khi xác định ngày làm đám tang, con trai phải đến nhà
thông gia báo tang. Khi báo tang, trước khi vào nhà cần quỳ ở ngoài hành lễ,
báo cáo với thông gia tin cha mẹ mất cùng ngày tháng tổ chức tang lễ. Tuy
nhiên, những tập tục này ngày nay đã dần phai một đi nhiều vì tính rắc rối và
không cần thiết của nó.
Kiêng dùng đồ màu đỏ hay đồ có màu sắc sặc sỡ
Một trong những điều kiêng kỵ khi nhà có đám tang là con
cháu, người thân cần phải kiêng mặc đồ đẹp, trang điểm. Đặc biệt là cần tránh mặc
quần áo, đồ dùng có màu đỏ hoặc màu sắc sặc sỡ.
Người cao tuổi, phụ nữ có thai và người bị chó dại cắn kiêng
dự tang lễ
Người mới mất luôn lạnh hơn so với nhiệt của người bình thường
cũng như môi trường xung quanh. Vì vậy, người ta thường kiêng không cho các bậc
cao lão, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ đến dự lễ khâm niệm, an táng và cải táng vì
sợ sẽ bị nhiễm phải hơi lạnh mà ốm.
Nếu có cụ già, trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai ở gần gia đình có
tang, người ta thường đặt ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để
trừ uế khí.
Những người bị chó dại cắn cũng phải tuyệt đối cách ly đám
tang vì khi nhiễm phải hơi lạnh sẽ lên cơn dại mà chết.
Kiêng kỵ sử dụng gỗ liễu làm ván quan tài
Quan tài kỵ dùng gỗ cây liễu. Chất liệu tốt nhất để làm quân
tài là gỗ cây tùng hoặc cây bách. Cây liễu do không ra hạt nên sợ đời sau không
có người nối dõi.
Kiêng đi nhanh khi khiêng linh cữu
Dân gian có tục giữ cho thi hài người chết được nằm yên, cho
nên khi khiêng linh cữu cần phải nhẹ nhàng, thậm chí còn phải cố tình khiêng chậm
để thể hiện sự lưu luyến với người đã khuất.
Kiêng hạ huyệt khi chưa làm lễ cúng thổ thần
Trước khi hạ huyệt, người ta phải làm lễ cúng thổ thần để
xin phép được an táng người chết tại đây. Lễ cúng thổ thần gồm có trầu, rượu,
vàng hương và đĩa xôi, thủ lợn, hay giò, gà… Tất cả được bày theo một án đặt
theo chiều hướng thuận lợi.
Cúng thổ thần xong, đợi giờ Hoàng đạo thì linh cữu mới được
hạ huyệt. Để thêm phần long trọng, người đại diện tang lễ còn làm lễ, đọc văn tế…
Kiêng kỵ sau khi hạ huyệt
Sau khi hạ huyệt người đã khuất, người đưa tang cần đi quanh
mộ ba vòng, trên đường về kỵ quay đầu nhìn lại, để tránh linh hồn người đã khuất
theo người sống về nhà.
Kiêng động cuốc, động thuổng vào mộ trong vòng cư tang
Sau khi người chết mới được chôn cất ba ngày, người ta sẽ đắp
mộ kỹ lưỡng trong khi làm lễ mở cửa mả. Từ đấy trở đi, kiêng không đắp mộ trong
vòng tang. Tục lệ này là để tránh mồ mả bị sập, bị động trong thời gian áo quan
và thi hài đang tan rữa. Con cháu khi đến mộ thắp hương chỉ được lấy đất đắp
vào những chỗ sụt lở, kiêng trèo lên mộ hay động cuốc thuổng vào mộ.
Kiêng kỵ sau khi có đại tang
Con cháu trong gia đình phải kiêng không được đến những nơi
đình đám, hội hè, cưới hỏi. Kiêng đến nhà người khác trong dịp đầu năm.
Bởi vì theo quan niệm dân gian, trong gia đình có đại tang
thì tất cả các thành viên đều mang sự lạnh lẽo, u ám nên nếu họ tham dự vào các
ngày vui của tập thể, của gia đình khác thì sẽ đem theo sự lạnh lẽo, không may
mắn đến.
Ngoài ra, khi nhà có đại tang thì con cháu đến tuổi dựng vợ
gả chồng phải kiêng đủ ba năm mới được tổ chức đám cưới, đám hỏi.
Kiêng để ánh sáng mặt trời soi trực tiếp khi cải táng
Việc cải táng (bốc mộ) luôn được thực hiện về đêm để tránh
ánh sáng mặt trời vì có nhiều trường hợp thi thể sau nhiều năm vẫn còn nguyên vẹn,
nếu để ánh sáng mặt trời chiếu vào, thi thể sẽ rữa ngay và teo lại. Nếu gặp trường
hợp như vậy phải lấp đất vào ngay, vài năm sau mới được cải táng.
Trên đây là một số điều kiêng kỵ khi nhà có đám tang cần
tránh và lưu ý trong quá trình làm đám ma cũng như phải tránh sau khi chôn cất
người quá cố. Hy vọng bài viết của Gốm Phúc Gia Tiên sẽ giúp được cho bạn trong
lúc tang gia bối rối, chuẩn bị hậu sự cho người thân vẫn biết được những điều cần
phải tránh không làm. Xin cảm ơn!
Với sự tư vấn nhiệt tình và bán hàng có tâm,Chúng tôi hy vọng
sản phẩm tâm linh của Gốm Phúc Gia tiên sẽ
làm hài lòng quý khách,dù là khách hàng khó tính nhất .
ĐẶT HÀNG
NHANH ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI
CÔNG TY TNHH PHÚC GIA TIÊN
Địa chỉ: Số 280 - Thôn 4 Giang Cao - Xã Bát Tràng - Gia Lâm
- Hà Nội
Chi nhánh: 60/13 - Vạn Kiếp - Bình Thạnh - Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989.116.119 (Quý) hoặc 0868.26.26.26 (Thu)